Chi tiết: Hợp Đồng Có Giá Trị Từ Bao Nhiêu Phải Lập Thành Văn Bản?
2017-08-18
Pháp luật không có quy định chung cho những hợp đồng phải bằng văn bản, chỉ có quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng bắt buộc phải bằng văn bản.
Hợp đồng có giá trị đến bao nhiêu thì phải thể hiện dưới dạng văn bản. Đó là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, nhất là các bạn làm tại bộ phận kế toán doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 119 BLDS 2015 hình thức của giao dịch dân sự nói chung/hợp đồng nói riêng có thể được thể hiện dưới các hình thức: 1) bằng lời nói; 2) bằng văn bản hoặc; 3) bằng hành vi cụ thể (Khoản 1 Điều 119 Bộ luật dân sự). Trong luật thuế TNDN, Thuế GTGT cũng chỉ quy định giao dịch phải có hóa đơn chứng từ theo quy định chứ không có quy định cụ thể giao dịch với hóa đơn từ bao nhiêu trở lên phải băng văn bản cả. Tức là các văn bản pháp luật bên thuế sẽ dẫn chiếu đến các văn bản khác.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, một số hợp đồng yêu cầu phải thực hiện bằng văn bản như:
- Tất cả các hợp đồng ký giữa Chủ đầu tư và nhà thầu (Khoản 32 Điều 4 Luật đấu thầu)
- Tất cả các hợp đồng được công chứng (Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng)
- Một số hợp đồng có đối tượng hàng hóa/dịch vụ đặc biệt như: Hợp đồng vận chuyển tài sản (Điều 531 BLDS), Hợp đồng vay có đảm bảo bằng tín chấp (Điều 345 BLDS), Hợp đồng mua trả chậm, trả dần (Điều 453 BLDS), Hợp đồng tặng cho bất động sản (Điều 459 BLDS), Hợp đồng hợp tác (Điều 504 BLDS), Hợp đồng vận chuyển hành khách (Điều 523 BLDS), Hợp đồng kinh doanh bất động sản (Điều 17 Luật kinh doanh bất động sản), Hợp đồng xây dựng (Điều 138 Luật xây dựng), Hợp đồng về nhà ở (Điều 121 Luật nhà ở), hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Điều 27 Luật thương mại), hợp đồng dịch vụ kế toán (Điều 56 Luật kế toán), hợp đồng kiểm toán (khoản 2 Điều 42 Luật Kiểm toán độc lập)…vv.
Tóm lại: để xác định một giao dịch có phải ký hợp đồng bằng văn bản hay không thì cần phải biết giao dịch cụ thể đó là giao dịch gì, nguồn gốc ra sao. Việc bằng văn bản hay không bằng văn bản cũng không phụ thuộc giá trị của hợp đồng. Đối với những giao dịch mà pháp luật ko quy định phải bằng văn bản nhưng có tính quan trọng thì cũng nên lập thành văn bản, vì văn bản là chứng cứ quan trọng để rằng buộc các bên nếu xảy ra xung đột; hợp đồng miệng hay hình thức khác tính chứng minh ko cao.
Luật sư Hoàng Văn Thạch
Nếu bạn đang cần một luật sư để tư vấn, soạn thảo, giải quyết tranh chấp hợp đồng hãy liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây!
Công ty luật Hà Dương – ĐT: 024.629.116099, Mobile: 0982570397 – Email: haduonglaw@gmail.com – Địa chỉ: Phòng 16 a tầng 16, tháp a, tòa nhà Bigtower, số 18 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội (MST: 0107908348 – STK: 26810000196593 mở tại BIDV chi nhánh Thái Hà)