logo
  • Ảnh slide 1

Chi tiết: Tại sao thành viên độc lập hội đồng quản trị không được làm quá 02 nhiệm kỳ liên tục

2023-04-05


Hỏi: Đề nghị Luật sư cho biết tại sao pháp luật yêu cầu Thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị không đảm nhiệm tối đa 02 nhiệm kỳ liên tục? 


Trả lời: Điều 154 Luật doanh nghiệp 2020 quy định “Một cá nhân chỉ được bầu làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ liên tục”, và không đưa ra giải thích về việc này.

Theo tôi, để một thành viên được coi là độc lập, người đó cần độc lập trong nhận thức khi đưa ra các quyết định của mình.

Luật doanh nghiệp 2020 đưa ra các điều kiện đối với thành viên độc lập HĐQT, là:

a) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó;
b) Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;
c) Không phải là người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;
d) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;
đ) Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ


Tuy nhiên đây chỉ là những dấu hiệu định tính có thể dễ dàng nhận diện. Có những dấu hiệu cảm tính không thể dễ dàng xác định được, như mối quan hệ thân thiết với chủ thể nào đó. Việc một Thành viên hội đồng quản trị làm việc lâu năm, đến một lúc nào đó họ sẽ trở nên quen thuộc với những cổ đông lớn, với những người quản lý và người điều hành khác hoặc có nguy cơ tham gia vào một nhóm lợi ích nào đó trong Công ty. Điều này khiến cho cá ý kiến, quyết định của họ có nguy cơ bị chi phối bởi những mối quan hệ và lợi ích này, không còn đảm bảo tính độc lập như ban đầu được nữa. Đây có thể là lí do mà pháp luật quy định Thành viên Hội đồng quản trị độc lập không đảm nhiệm quá 02 nhiệm kỳ liên tục.  

Nhìn chung, các cá nhân, tổ chức có gắn chữ “độc lập” phía sau đều có sự hạn chế nhất định về thời gian thực hiện công việc của họ. Ví dụ như: pháp luật kiểm toán độc lập không cho phép một kiểm toán viên ký Báo cáo kiểm toán cho một đơn vị quá 03 năm liên tiếp, hay pháp luật về các tổ chức tín dụng yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thay tổ chức kiểm toán độc lập sau 05 năm liên tiếp.

(Lưu ý, pháp luật chỉ đưa ra quy định, không giải thích lý do, câu trả lời là quan điểm dựa trên kiến thức của người viết).

 

Luật sư Hoàng Văn Thạch




Dịch vụ nổi bật