logo
  • Ảnh slide 1

Chi tiết: 05 Lưu ý cơ bản khi sử dụng lao động làm thêm giờ

2019-11-30


Làm thêm giờ tức làm làm việc ngoài giờ lao động bình thường. Việc làm thêm giờ có thể được quy định trong Thỏa ước lao động tập thể hoặc Nội quy lao động hoặc trong chính các quy định của pháp luật. 

Dưới đây là 05 lưu ý cơ bản trong việc sử dụng lao động làm thêm giờ theo quy định tại Bộ luật lao động 2012.
 


Lưu ý 1: Điều kiện tổ chức làm thêm giờ:

1. Được sự đồng ý của NLĐ trừ các trường hợp đặc biệt (như nêu tại Lưu ý 2 dưới đây)
2. Đảm bảo giờ làm thêm trong hạn mức mà pháp luật quy định như tại Lưu ý 3 dưới đây
3. Phải bố trí cho NLĐ nghỉ bù sau những ngày làm thêm liên tục trong tháng
4. NLĐ không thuộc các đối tượng không được làm thêm giờ như Mục 5 dưới đây.

Lưu ý 2: Các trường hợp đặc biệt được yêu cầu NLĐ làm thêm giờ, không phụ thuộc vào ý chí của NLĐ

1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.

Lưu ý 3: Hạn mức được làm thêm giờ của NLĐ

1. Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày
2. Không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm. Trường hợp đặc biệt thì thì được làm thêm quá 200 giờ nhưng cũng không được vượt quá 300 giờ/năm
3. Chỉ được sử dụng lao động làm việc quá 300 giờ/năm khi Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước; Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn và các trường hợp đặc biệt như nêu tại lưu ý thứ 3. (trong các trường hợp này phải có thông báo gửi Sở LĐTBXH)

Lưu ý 4. Các đối tượng không được làm thêm giờ.

1. Lao động nữ đang mang thai từ tháng 7 (từ tháng thứ 6 đối với vùng sâu, vùng xa, hải đảo) hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổ
2. Lao động từ dưới 18 tuổi (trừ các công việc đã được BLĐTBXH quy định – hiện chưa có danh mục này)
3. Lao động khuyết tật.

Lưu ý 5: Mức lương cho lao động làm thêm giờ

1. Làm thêm vào ngày thường, ít nhất bằng 150% và ngày nghỉ ít nhất 200% lương theo giờ chính thức
2. Làm thêm vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày
3. Làm thêm giờ và giờ làm thêm là giờ ban đêm thì ngoài lương làm bàn đêm NLĐ còn được người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

 

Trân trọng!

Luật sư Hoàng Văn Thạch

Nếu bạn đang cần một luật sư để tư vấn, giải quyết tranh chấp liên quan đến lĩnh vực lao động hãy liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây!
 
 Liên hệ: Công ty luật Hà Dương – ĐT: 024.629.116099, Mobile: 0982570397 - Email: haduonglaw@gmail.com - Địa chỉ: Phòng 16 a tầng 16, tháp a, tòa nhà Bigtower, số 18 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội (MST:  0107908348 - STK: 26810000196593 mở tại BIDV chi nhánh Thái Hà)



Dịch vụ nổi bật